Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Câu chuyện lịch sử đẫm máu của miếu Âm Hồn ở kinh thành Huế
Năm 1895, khi người Pháp tiến hành quy hoạch đường phố Huế, nhiều nơi trong Kinh thành đã phát lộ điểm chôn cất với số lượng hài cốt lên đến hàng trăm. Hài cốt tập trung nhiều nhất ở rãnh cống khu vực hồ Phu Văn, vị trí miếu Âm Hồn ngày nay.

 


Nằm ở ngã tư đường Mai Thúc Loan - Lê Thánh Tông, phường Thuận Lộc, thành phố Huế, miếu Âm Hồn là di tích lịch sử gắn với một sự kiện lịch sử bi thảm của Kinh thành Huế.



Ngôi miếu này là nơi thờ hàng ngàn người đã chết trong biến cố “Thất thủ Kinh đô” vào đêm ngày 22 rạng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, tức ngày 5.7.1885.



Ngược dòng lịch sử, vào năm 1884, thực dân Pháp đã chiếm trọn hai miền Nam Bắc. Sang năm 1885, Kinh thành Huế lâm nguy khi quân Pháp đồn trú tại đây ra lệnh cho sĩ phu và dân chúng tuân phục hoàn toàn chính thể bảo hộ.



Trước tình thế hiểm nghèo, vào đêm ngày 4 rạng ngày 5.7.1885, Thượng Thư Bộ Binh Tôn Thất Thuyết và Đề Đốc Trần Xuân Soạn đã chỉ huy 20.000 binh lính mở cuộc tổng tấn công vào thành lũy của quân Pháp ở Toà Khâm và Mang Cá.



Thượng thư Tôn Thất Thuyết đã chuẩn bị rất chu đáo và quân ta chiến đấu rất gan dạ, nhưng cuối cùng cuộc tấn công cũng bị thất bại.



Rạng sáng, quân Pháp bắt đầu phản công dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Pernot. Chúng chia quân làm ba ngả để tiến vào Kinh thành và nhanh chóng làm chủ tình hình. Quân triều đình không giữ nổi thành phải tháo chạy, bị toán quân Pháp bao vây.



Một cuộc giết chóc tàn bạo chưa từng có đã xảy ra: Hơn 1.500 người dân và binh lính triều đình đã thiệt mạng trong đêm hôm đó. Hầu như không có gia đình nào ở Kinh thành không có người bị tử nạn trong đêm binh kinh hoàng này.



Sau cuộc chiến, quân Pháp gom xác người chết và chôn tại một số địa điểm trong Kinh thành Huế.



Năm 1895, khi người Pháp tiến hành quy hoạch đường phố Huế, nhiều nơi trong Kinh thành đã phát lộ điểm chôn cất với số lượng hài cốt lên đến hàng trăm. Hài cốt tập trung nhiều nhất ở rãnh cống khu vực hồ Phu Văn, vị trí miếu âm hồn ngày nay.



Để tưởng nhớ những người đã chết vì vận nước, người dân Huế đã quyên góp tiền của xây dựng miếu Âm Hồn và lấy ngày 23.5 Âm lịch là ngày huý kị “quảy cơm chung”.



Hàng năm vào ngày này, các cụ già cao niên thành phố Huế thường về miếu để tổ chức cúng âm hồn, tưởng niệm những anh linh đã mất vì tội ác của thực dân Pháp. Trong lễ cúng, những bài văn tế thống thiết, ai oán sẽ được cất lên.



Khi sống ở Huế trong giai đoạn 1895 - 1901, Bác Hồ - khi đó là cậu bé Nguyễn Sinh Cung, thường đến xem các buổi lễ cúng tế ở miếu Âm Hồn, nghe những bài văn tế cảm thương cho đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống ngày Kinh đô thất thủ.



Chính những bài văn tế này đã khơi dậy trong tâm hồn Nguyễn Sinh Cung tình cảm thương dân, yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Đây là một trong những nhân tố góp phần hun đúc nên ý chí cách mạng của Nguyễn Sinh Cung - Hồ Chí Minh.



Vào năm 2013, miếu Âm Hồn đã được trùng tu và khánh thành đúng vào ngày “giỗ lớn” của toàn thể người dân Cố Đô, ngày 23/5 Âm lịch.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Anh em nhà Trần lật kèo nhau trước đêm đoạt ngôi nhà Lý (18-07-2018)
    Nước Việt suýt tan nát nếu không có Trần Tự Khánh quyết đoán (14-07-2018)
    Các vua Trần cưới chị em họ để hóa giải mối oan tình (05-07-2018)
    Các vua Trần cưới chị em họ để hóa giải mối oan tình (02-07-2018)
    Số phận buồn đau của 2 hoàng hậu ngoại tộc khiến nhà Trần mất ngôi (29-06-2018)
    Nhà Trần chống ngoại thích bằng hôn nhân cận huyết mà vẫn sơ hở (26-06-2018)
    Trần Thủ Độ chấp nhận mang tiếng ác vì cơ nghiệp nhà Trần (24-06-2018)
    Nhà Lý mất nước vì nạn thái hậu tham nhũng quyền lực (22-06-2018)
    Trần Thủ Độ dẹp nạn thái hậu tham nhũng quyền lực (19-06-2018)
    Vụ bé Nhật Linh bị sát hại: Bị cáo nói điều tra viên ngụy tạo bằng chứng (16-06-2018)
    Nhà Lý mất nước vì nạn thái hậu tham nhũng quyền lực (14-06-2018)
    Tổ tiên của người hiện đại ăn gì? (10-06-2018)
    Lời ru ngàn xưa cũng phải giữ gìn (06-06-2018)
    Sự chuyển nghĩa lý thú của từ Hán Việt theo thời gian (11-02-2018)
    Hồ Quý Ly đường cùng không giữ khí tiết là điều đáng thẹn (15-01-2018)
    3 nền văn minh trải dài trên 3 miền nước ta là điều rất đặc biệt (12-01-2018)
    Chuyện một đế quốc ở Nam Bộ biến mất trước khi người Việt đặt chân tới (08-01-2018)
    Sách về Nam Phương - Hoàng hậu cuối cùng: chuyện mẹ chồng - nàng dâu (1) (05-01-2018)
    Không có chuyện vua Quang Trung quỳ lạy trước Càn Long (03-01-2018)
    3 nền văn minh trải dài trên 3 miền nước ta là điều rất đặc biệt (01-01-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152827961.